Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
Trẻ giỏi chơi game
Khi được hỏi trẻ bắt đầu sử dụng thiết bị từ khi nào, phần lớn câu trả lời đều từ việc bố mẹ muốn con ngồi yên để ăn hoặc chơi mà không quấy khóc. Một số bé khác lại chủ động mượn máy bố mẹ để chơi game.
Trẻ chơi smartphone dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe
Anh N.V.Khoa(Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) cho biết, bé Duy nhà anh năm nay 4 tuổi, thường hay mượn điện thoại chơi trò chém hoa quả. Thấy trò chơi vui nên anh để bé chơi và mua thêm máy tính bảng để con dễ dàng chơi game.
Từ đó, bé Duy đi đâu cũng mang theo máy tính bảng, đến giờ ăn, bé cũng vừa chơi vừa ăn. Anh nghĩ đơn giản, bé chơi máy tính thay vì xem tivi nên chắc không sao. Cho đến khi cô giáo mầm non gửi giấy báo sức khỏe về nhà, bé Duy bị suy nhược cơ thể, đồng thời bé có biểu hiện cận thị thì vợ chồng anh mới tá hỏa, cấm không cho con chơi game nữa.
Trẻ tự do lên mạng
Vợ chồng anh T.G.Hải (Hải Dương) có hai con một trai và một gái. Nghỉ hè, anh chị nhờ bà ngoại lên trông cháu hộ, vì sợ một mình bà trông hai cháu vất vả nên anh mua một chiếc điện thoại để con chơi.
Hạn chế cho trẻ chơi smartphone khi không có người lớn bên cạnh
Đến một ngày, anh về nhà sớm. Trong nhà không tiếng động, anh nghĩ hai con đang ngủ trưa nên mở nhẹ cửa vào và thật bất ngờ khi con mình đang xem phim có nội dung dành cho người lớn, trong khi con trai anh mới 6 tuổi và con gái 4 tuổi.
Làm bạn với smartphone hay tự kỉ
Chị L.T.Lan (Cầu Giấy, TP Hà Nội) chia sẻ, nhà có dư chiếc điện thoại cũ, nên cho bé Bô 5 tuổi sử dụng. Bé thường vào youtube nghe các bài hát tiếng Anh nên chị rất yên tâm.
Đừng để trẻ “cô đơn” cùng với smartphone
Hôm nọ bà ngoại lên thăm, bà dẫn theo đứa cháu lên chơi. Những lần trước hai đứa nhỏ gặp nhau là tíu tít, nhưng lần này con chị lại ôm điện thoại ngồi một chỗ. Chị Lợi sực nhớ, ngày trước Bi đi học về thường hát cho ba mẹ nghe các bài hát được dạy ở trường, còn bây giờ hầu như về đến nhà là chỉ làm bạn với chiếc điện thoại.
Lợi và hại
Không thể phủ nhận những lợi ích mà các thiết bị di động mang đến cho cuộc sống. Tuy nhiên, với sự non nớt của trẻ cùng với việc chủ quan của người lớn có thể dẫn đến những tác hại khôn lường.
Theo thống kê, mỗi ngày Bệnh viện Nhi Hà Nội nhận điều trị từ 4-7 trẻ bị hội chứng TIC. TIC là một rối loạn về thần kinh, khiến trẻ sẽ có những tật như giật cơ mắt, giật cơ vai liên tục... thậm chí trẻ sẽ tự phát ra những âm thanh vô nghĩa mà nguyên nhân đến từ việc trẻ “nghiện” smartphone.
Trẻ “nghiện” smartphone lâu dần sẽ không còn biết bộc lộ cảm xúc.
Theo các chuyên gia tâm lý, khi sử dụng thiết bị công nghệ, trẻ chỉ nhận được thông tin một chiều từ đó hạn chế giao tiếp. Lâu dần, trẻ sẽ không biết cách phân tích các vấn đề trong thực tế cuộc sống, thậm chí không biết bộc lộ cảm xúc với mọi người xung quanh. Đó chính là một trong những biểu hiện khởi đầu của căn bệnh tự kỷ.
Mới đây, các chuyên gia y tế tại Anh cũng đã cảnh báo, việc đưa điện thoại cho trẻ em không khác gì đưa chất gây nghiện, nó khiến cho khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình ngày càng xa nhau. Vì vậy, mỗi người trong gia đình cần hạn chế sử dụng smartphone và bố mẹ nên cùng chơi với con thông qua những đồ chơi an toàn, vừa chơi vừa học.
Đồ chơi bằng gỗ của Goal Baby giúp trẻ thông minh, sáng tạo hơn
Tại Việt Nam, đồ chơi bằng gỗ mang tính giáo dục đang được nhiều người quan tâm. Trong đó, Goal Baby đang là một trong những nhãn hàng hàng đầu được bố mẹ lựa chọn bởi sản phẩm đa dạng, kiểu dáng phong phú, đẹp mắt và phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau. Đã có nhiều trường quốc tế chọn đồ chơi gỗ Goal Baby để làm giáo cụ dạy học hay cho bé chơi tại các lớp mầm non.
Với thông điệp “Chắp cánh ước mơ của bé”, đồ chơi Goal Babynhư một người bạn của trẻ, góp phần thúc đẩy tính sáng tạo, rèn luyện tư duy tích cực ở trẻ nhỏ... Các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm con mình sẽ luôn được vận động và phát triển trí tuệ một cách tốt nhất.
Chia sẻ