Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Phát hiện sớm, can thiệp hiệu quả

17/11/2023 75

Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em là một tình trạng chậm trễ trong việc đạt được mốc phát triển về ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói, phản ứng lại với lời nói của người khác, chậm nói, không ghép được các từ thành câu, vốn từ ít, diễn đạt câu vụng về… Thông thường, một trẻ được coi là chậm nói khi tới 2 tuổi vẫn chưa nói được khoảng 50 từ đơn hoặc chưa nói được từ ghép (câu 2 từ).

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Phát hiện sớm, can thiệp hiệu quả


Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Đa số trẻ sẽ bắt kịp đà phát triển khi 4 tuổi nếu được can thiệp sớm và tích cực. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn còn những khó khăn về ngôn ngữ sau 4 tuổi, vì vậy vẫn cần những biện pháp can thiệp lâu dài.

Một số yếu tố nguy cơ của chậm phát triển ngôn ngữ:

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Phát hiện sớm, can thiệp hiệu quả

  • Trẻ em trai mắc nhiều hơn trẻ em gái khoảng 3 lần.
  • Gia đình có người bị chậm phát triển ngôn ngữ (cha mẹ, anh chị).
  • Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân khi sinh, có biến chứng khi sinh.
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ có thể xuất hiện đơn độc ở trẻ, hoặc là một trong nhiều triệu chứng của các rối loạn giao tiếp và rối loạn phát triển khác. Vì vậy, khi cha mẹ cần lưu ý phát hiện các bất thường khác đi kèm, bao gồm:

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Phát hiện sớm, can thiệp hiệu quả

  • Những bất thường về hàm mặt, về bộ máy phát âm.
  • Khả năng nghe hiểu của trẻ: Trẻ kém phản ứng với âm thanh, hoặc không hiểu lời nói, không hiểu mệnh lệnh. Trẻ cần kiểm tra thính lực (sức nghe) trong những trường hợp bất thường về phát triển ngôn ngữ.
  • Kém các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội: Gọi ít đáp ứng, giảm nhìn mắt, thờ ơ, ít chơi với các bạn cùng lứa, không biết khoe mách hoặc chia sẻ mối quan tâm, không có các cử chỉ như chỉ ngón, vẫy tay chào, gật/ lắc đầu…
  • Các hành vi bất thường: động tác chơi tay, vẫy tay bất thường, đi kiễng chân, quay tròn người, cuốn hút quá mức vào một đồ vật, sự việc nào đó…
  • Hoạt động nhiều quá mức, rất khó ngồi yên, khó duy trì sự tập trung chú ý trong vài phút.
  • Những cơn cáu giận vô cớ, xuất hiện thường xuyên, cường độ mạnh.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Phát hiện sớm, can thiệp hiệu quả

Trẻ cần kiểm tra thính lực (sức nghe) trong những trường hợp bất thường về phát triển ngôn ngữ

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm phát triển ngôn ngữ?

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp ở trẻ sẽ đem lại cơ hội điều trị tốt hơn. Vì thế, khi cha mẹ thấy con mình có những bất thường kể trên, cần sớm đưa đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín: Nhằm đánh giá toàn diện các kỹ năng phát triển của trẻ, phát hiện các nguyên nhân hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ, thực hiện các trắc nghiệm tâm lý cần thiết.

Nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt khi đã phát hiện ra triệu chứng.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Phát hiện sớm, can thiệp hiệu quả

Một số hướng dẫn phát triển ngôn ngữ ở trẻ em

Vui chơi với trẻ là cách thức tốt nhất giúp trẻ học ngôn ngữ. Thông qua các hoạt động chơi tương tác với cha mẹ hoặc với trẻ em khác, trẻ sẽ bắt chước cách phát âm, diễn đạt mong muốn, hiểu yêu cầu của người khác… Trong lúc chơi, cha mẹ hãy cố gắng thực hiện các điều sau:

  • Diễn đạt bằng lời những gì trẻ đang làm, đang quan tâm hoặc bạn đang làm, đang quan tâm, nhằm cung cấp môi trường giàu lời nói cho trẻ. Cố gắng thực hiện theo nguyên tắc nói chậm, nói rõ, nói câu ngắn, nói nhấn mạnh. Ví dụ: “đẩy ô tô”, “mở cửa”…
  • Làm mẫu với những từ ngữ mà bạn mong đợi con phát âm. Ví dụ: “mở ra”, “mẹ lấy”… Khen ngợi với bất cứ nỗ lực phát âm nào của con, cho dù chưa rõ lời.
  • Hạn chế câu mệnh lệnh. Quá nhiều câu mệnh lệnh hoặc câu hỏi sẽ khiến trẻ bối rối, từ chối nói. Ví dụ: thay vì hỏi “con nói ‘hoa’ đi”, hãy nói “con xem này, hoa”
  • Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường sẽ thường không hợp tác với các câu mệnh lệnh

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Phát hiện sớm, can thiệp hiệu quả

Đưa ra các lựa chọn, và đợi trẻ phản ứng với lựa chọn bằng cử chỉ hoặc âm thanh. Ví dụ: “Con ăn chuối hay cam. Chuối. Cam”
Đọc sách hoặc nói chuyện với trẻ một cách thường xuyên, như là một phần trong các hoạt động hàng ngày.

Theo benhviennhitrunguong

Một số đồ chơi gỗ giúp bé phát triển kỹ năng mềm tốt:

Bộ cầu trượt gà con cho bé - Đồ chơi gỗ giải trí và vận động
  • Bộ sản phầm gồm:
  1. gà con bằng gỗ (03)
  2. cầu nghiêng gỗ có thể điều chỉnh độ dốc (01)
  • Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông, Tần bì, Xoan đào)
  • Đồ chơi giải trí

CẦU TRƯỢT GÀ CON - chuyển động và âm thanh vui nhộn. Những chú gà con xinh xắn với chiếc mỏ đỏ nhỏ xíu trên đầu, lon ton trên chiếc cầu nghiêng sẽ khiến các bé thích mê

340.000 đ

Giao hàng toàn quốc
Đồ chơi ốc sên có bánh xe - Đồ chơi gỗ giải trí phát triển vận động
  • Bộ sản phẩm gồm:
  1. Ốc sên bánh xe
  • Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông, Xoan đào)
  • Đồ chơi giải trí

Sản phẩm được làm từ gỗ cao su tự nhiên, không góc cạnh và mài nhẵn tỉ mỉ, sơn gốc nước phù hợp cho sản xuất đồ chơi trẻ em. Đồ dùng trẻ nhỏ không chứa độc tố, rất an toàn cho bé khi sử dụng.

135.000 đ

Giao hàng toàn quốc
Đồ chơi khủng long có bánh xe- Đồ chơi gỗ phát triển vận động
  • Bộ sản phẩm gồm:
  1. Khủng long bằng gỗ có bánh xe
  • Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông, Tần bì, Xoan đào)
  • Đồ chơi giải trí

Chú khủng long sừng tấm hình dáng dễ thương, vừa đi vừa kêu tạo tiếng vui tai tạo sự chú ý của bé, hãy để bé yêu thích việc đi bộ, bé tập bò, tập đi luôn có ba mẹ sát cánh cùng, khi bé rượt đuổi và vui chơi, dần dần thành thạo khả năng bò và rèn luyện khả năng

145.000 đ

Giao hàng toàn quốc
Chia sẻ

Nhận tư vấn từ Goal Baby

Đăng ký email của GoalBaby để nhận những chia sẻ về chăm sóc, nuôi dậy trẻ và đồ chơi phù hợp.
Nhận ngay ebook của GoalBaby "Nuôi dạy một đứa trẻ tuyệt vời theo phương pháp Montessori"