Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
1. Giai đoạn 0-3 tháng tuổi
1.1. Sự phát triển thể chất của trẻ
- Kỹ năng kiểm soát đầu: Trong giai đoạn 0-3 tháng tuổi này trẻ có thể tự ngóc đầu dậy, sau đó thì có thể nhỏm đầu trong 1 thời gian ngắn, dần dần sẽ nhỏm đầu cao hơn và lâu hơn. Và cuối cùng là bé có thể quay đầu sang 2 bên khi nằm ngửa
- Kỹ năng lăn: Trẻ chuyển từ nằm ngửa sang nằm sấp
- Kỹ năng ngồi: Trẻ có thể ngồi được khi có sự hỗ trợ đầy đủ hoặc có điểm tựa
- Kỹ năng bò và tập đi: Bé có thể bắt đầu trườn
- Kỹ năng kiểm soát cánh tay và bàn tay: Bé có thể nắm ngón tay người lớn bằng cả bàn tay, bé đưa tay lên mặt, vẫy tay và với đồ vật
- Kỹ năng nhìn: Bé có thể quan sát các đồ vật ở gần bằng mắt và có thể đảo cả 2 mắt để quan sát
- Kỹ năng nghe: Bé giật mình hoặc khóc khi nghe tiếng ồn lớn và quay đầu theo hướng phát ra âm thanh8 mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh mẹ nên biết
Giai đoạn 0-3 tháng tuổi bé có thể nhìn đồ vật bằng cả 2 mắt, đáp lại nụ cười của mẹ
1.2. Sự phát triển tinh thần và nhận thức xã hội của trẻ
- Giao tiếp và ngôn ngữ: Bé giật mình hoặc khóc khi nghe tiếng ồn lớn và cười khi thấy thoải mái
- Hành vi xã hội: Bé có thể cười đáp lại nụ cười của mẹ hay giọng nói của mẹ
- Tự chăm sóc: Bé biết tìm vú mẹ khi đói và cho mọi thứ vào miệng
- Tập trung và sở thích: Bé cười đáp lại
- Chơi: Nắm mọi thứ được đưa vào tay và thích chơi với tân và chân của mình
- Trí thông minh và khả năng học hỏi: Khóc khi đói hoặc cảm thấy khó chịu và bé có thể nhận ra mẹ
2. Giai đoạn 3-6 tháng tuổi
2.1. Sự phát triển thể chất của trẻ
- Kỹ năng kiểm soát đầu: Bé nâng đầu và vai dậy, dần dần sẽ quay đầu và nghiêng người
- Kỹ năng lăn: Trẻ chuyển nằm sấp sang nằm ngửa
- Kỹ năng ngồi: Trẻ ngồi được khi chống tay
- Kỹ năng bò và tập đi: Trẻ lê hoặc bò
- Kỹ năng kiểm soát cánh tay và bàn tay: Trẻ bắt đầu với về phía bên phải, cầm, lắc và tung một vật, nắm chặt với toàn bộ bàn tay
- Kỹ năng nhìn: Bé thích quan sát màu sắc và hình khối
- Kỹ năng nghe: Có phản ứng với giọng nói của mẹ8 mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh mẹ nên biết
Giai đoạn 3-6 tháng tuổi trẻ bắt đầu tập bò
2.2. Sự phát triển tinh thần và nhận thức xã hội của trẻ
- Giao tiếp và ngôn ngữ: Bé phát ra những âm thanh đơn giản
- Tập trung và sở thích: Bé đặc biệt bị hấp dẫn bởi búp bê và những đồ vật phát ra âm thanh
- Chơi: Bé chơi với các đồ vật đơn giản
- Trí thông minh và khả năng học hỏi: Bé nhận ra một vài người thân trong gia đình
3. Giai đoạn 6-9 tháng tuổi
3.1. Sự phát triển thể chất của trẻ
- Kỹ năng kiểm soát đầu: Bé nâng đầu khi được kéo lên
- Kỹ năng ngồi: Trẻ bắt đầu ngồi mà không cần sự hỗ trợ
- Kỹ năng bò và tập đi: Trẻ bám vào thành giường, thành cũi,… để tự đứng lên
- Kỹ năng kiểm soát cánh tay và bàn tay: Trẻ chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia
- Kỹ năng nhìn: Bé phân biệt các khuôn mặt khác nhau và tập trung nhìn, quan sát các đồ vật ở xa
- Kỹ năng nghe: Bé thích giai điệu của âm nhạc
Giai đoạn 6-9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ngồi không cần sự hỗ trợ
3.2. Sự phát triển tinh thần và nhận thức xã hội của trẻ
- Giao tiếp và ngôn ngữ: Bé sử dụng một số âm thanh nhất định để diễn đạt những điều khác nhau
- Hành vi xã hội: Bé bắt đầu hiểu và phản ứng lại với câu nói “không”, bé dõi theo người, vật và các hành động một cách tức thì
- Tự chăm sóc: Bé nhai thức ăn
- Tập trung và sở thích: Bé thể hiện sự gắn bố chặt chẽ với người chăm sóc
- Chơi: Bé thích các trò chơi với mọi người như trò ú òa và tìm đồ chơi bị rơi khỏi tầm nhìn
- Trí thông minh và khả năng học hỏi: Bé nhận ra một vài người thân trong gia đình8 mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh mẹ nên biết
4. Giai đoạn 9-12 tháng tuổi
4.1. Sự phát triển thể chất của trẻ
- Kỹ năng kiểm soát đầu: Bé quay và nâng đầu một cách dễ dàng theo mọi hướng
- Kỹ năng ngồi: Trẻ ngồi vững mà không cần bất kì sự hỗ trợ nào
- Kỹ năng bò và tập đi: Bé bước những bước đầu tiên
- Kỹ năng nhìn: Bé với đồ chơi ngoài tầm tay nhưng trong tầm mắt
- Kỹ năng nghe: Bé hiểu được các từ đơn giản4 cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh đến 1 tuổi
Bé có những bước đi đầu đời ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi
4.2. Sự phát triển tinh thần và nhận thức xã hội của trẻ
- Hành vi xã hội: Bé khám phá đồ vật mới bằng cách chọc một ngón tay hay bắt đầu làm những hành động đơn giản khi được yêu cầu
- Tự chăm sóc: Bé tự xúc ăn hay tự cầm bình nước uống
- Tập trung và sở thích: Bé hứng thú lâu hơn với đồ chơi và các hoạt động
- Chơi: Bé bắt chước và làm theo người lớn
- Trí thông minh và khả năng học hỏi: Bé nhận ra các đồ vật khi nó bị lật ngược và thích khám phá đồ vật mới
Một số đồ chơi gỗ dành cho bé 0 - 1 tuổi:
Đồ chơi khủng long có bánh xe- Đồ chơi gỗ phát triển vận động
- Bộ sản phẩm gồm:
- Khủng long bằng gỗ có bánh xe
- Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông, Tần bì, Xoan đào)
- Đồ chơi giải trí
Chú khủng long sừng tấm hình dáng dễ thương, vừa đi vừa kêu tạo tiếng vui tai tạo sự chú ý của bé, hãy để bé yêu thích việc đi bộ, bé tập bò, tập đi luôn có ba mẹ sát cánh cùng, khi bé rượt đuổi và vui chơi, dần dần thành thạo khả năng bò và rèn luyện khả năng
Cầu vồng xoay Montessori - Đồ chơi gỗ phát triển nhận thức
- Bộ sản phẩm gồm:
- cầu vồng xoay
- Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông)
- Đồ chơi giáo dục
- Độ tuổi: trên 6 tháng
- Bên trong có 2 viên bi tạo tiếng kêu mỗi khi xoay
- Hộp lục giác tròn 5 màu gắn trên trục xoay
Bé sẽ vô cùng thích thú muốn khám phá đồ chơi này, cầu vồng xoay 5 màu gồm: Màu xanh dương, đỏ, vàng, xanh lá cây, màu tự nhiên 🎱 bên trong có 2 viên bi mỗi khi xoay sẽ tạo ra âm thanh giúp bé rèn luyện thính giác và nhận biết màu sắc
Bộ đồ chơi lục lạc gỗ cho trẻ sơ sinh - Đồ chơi phát triển kỹ năng cầm nắm
- Bộ sản phẩm gồm:
- Lục lạc hạt gỗ (01)
- Lục lạc hình gấu (01)
- Bộ hình tròn (02)
- Bộ hình vuông (02)
- Bộ hình chữ nhật (02)
- Xe ô tô (01)
- Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông, Tần bì, Xoan đào)
- Đồ chơi giải trí
- Độ tuổi: trên 3 tháng tuổi
Bộ đồ chơi lục lạc gỗ thiết kế phù hợp với bé cầm nắm, khi vẫy đôi bàn tay nhỏ bé của mình, lục lạc còn có thể tạo ra âm thanh lách cách, điều này thật tuyệt vời và cũng có thể khiến bé cười khúc khích