Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
Lợi ích của việc đọc sách
Thứ nhất, khi trẻ được tiếp xúc với sách nhiều sẽ thúc đẩy trẻ phát triển từ kỹ năng ngôn ngữ đến khả năng tập trung của trẻ. Ngoài ra còn kích thích trí óc tưởng tượng tích cực của trẻ. Ngay từ khi con trong giai đoạn sơ sinh ba mẹ đã có thể cho con làm quen với sách bằng cách đọc cho bé nghe những quyển truyện, sách đơn giản.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi trẻ được đọc sách trước ở nhà thì khi đi học ở trường trẻ sẽ tiếp thu và nhận thức nhanh hơn nhiều. Đọc sách truyện giúp trẻ được tiếp xúc với chữ in, chữ cái và từ vựng mới.
Trẻ sẽ được phát triển trong môi trường lành mạnh khi gia đình bạn có những thói quen tốt. Ba mẹ chính là những người đầu tiên phải tạo thói quen tốt, qua chính các hoạt động của mình.
Khi đọc sách truyện cho bé hoặc dạy trẻ đọc sách sẽ mang đến cho trẻ những lợi ích sau:
- Giúp gắn kết mối quan hệ ba mẹ – con cái: càng ngày trẻ sẽ càng trở nên hiếu động. Trẻ rất thích được nô đùa, chạy nhảy và không ngừng khám phá môi trường xung quanh. Cùng trẻ đọc sách sẽ giúp gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con cái
- Tạo thói quen nền tảng cho việc học: Một trong những lợi ích quan trọng của việc đọc sách là giúp cho trẻ hình thành thái độ tích cực đối với việc học. Các nghiên cứu cho thấy, học sinh làm quen với việc đọc sách trước 3 hoặc 4 tuổi sẽ có kết quả học tập tốt hơn.
- Hình thành kỹ năng đọc cho trẻ: trẻ sẽ được học dần cách đọc sách và tiếp nhận tri thức từ sách. Ban đầu là hình ảnh rồi dần dần đến nội dung sách sẽ được trẻ làm quen.
- Cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ: Điều này rất quan trọng khi dù ba mẹ đọc cho trẻ nghe hay trẻ tự đọc thì trẻ cũng có thể học được cách giao tiếp qua các câu chuyện, nhân vật trong những hoàn cảnh khác nhau. Sẽ thật tốt nếu trẻ có nền tảng kỹ năng giao tiếp tốt từ nhỏ.
- Phát triển tư duy logic: các dạng tư duy logic thông qua nội dung được nghe, được đọc sẽ hình thành ở trẻ như logic nhân quả … Từ đó, trẻ sẽ phát triển dần kỹ năng tư duy logic – Đây là kỹ năng quan trọng nhất của trí tuệ
- Tăng khả năng tập trung: Trẻ được nâng cao khả năng tập trung bởi khi trẻ đọc sách/truyện, trẻ sẽ phải tập trung nhớ những tình tiết, chi tiết, rồi kết hợp lắp ghép, sắp xếp lại với nhau thông qua các mối quan hệ. Nếu trẻ không tập trung và ghi nhớ các mối liên kết thì trẻ sẽ không thể hiểu được nội dung câu chuyện. Khi nắm được và nhớ được câu chuyện một cách tự nhiên thì cũng là lúc trẻ tăng khả năng tập trung.
- Tạo hứng thú cho trẻ tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống: Những kiến thức, thông tin mà sách mang lại cho trẻ là vô tận. Đọc sách là cách mà trẻ khám phá những điều mới lạ. Trẻ sẽ biết trẻ thích tìm hiểu, khám phá nhiều hơn về cái gì. Điều này sẽ tạo hứng thú cho trẻ.
- Tăng cường khả năng đọc viết: nghiên cứu cho thấy, chất lượng và số lượng từ việc đọc sách được chia sẻ nhiều lần sẽ làm tăng từ vựng của trẻ hơn. Nó cũng làm tăng kỹ năng đọc và viết của trẻ trong tương lai. Vì vậy, về cơ bản, cha mẹ đọc càng nhiều sách trong những tháng đầu đời của bé thì các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ càng tốt hơn trong tương lai.
Khuyến khích trẻ đọc sách bằng cách nào?
- Ngay từ khi trẻ 1-2 tháng tuổi, hãy bắt đầu đọc truyện, sách cho trẻ nghe. Bắt đầu từ những cuốn có nội dung đơn giản, dễ hiểu theo độ tuổi của con.
- Xếp vào tủ sách những cuốn sách hay, nhiều thể loại để khi trẻ có khả năng đọc trẻ sẽ tìm đến và tìm ra cho mình thể loại mà trẻ thích. Khi trẻ đọc xong 1 quyển, ba mẹ có thể trao cho trẻ 1 phần thưởng nhỏ để khuyến khích tinh thần đọc sách của trẻ.
- Ba mẹ cũng nên có thói quen đọc sách để trẻ thấy điều đó thú vi và học hỏi theo.
- Dành thời gian để đưa trẻ đên những môi trường nhiều sách: thư viện dành cho trẻ em, nhà sách, …
- Khuyến khích trẻ thảo luận về những bức tranh trong sách, gợi ý các từ quan trọng, yêu cầu nhắc lại, thậm chí cho trẻ thuộc 1 đoạn truyện nào đó rồi yêu cầu trẻ kể lại. Nói về những câu chuyện bạn đã đọc cùng trẻ và đặt câu hỏi về những gì trẻ đã học được.
- Những hoạt động tiếp xúc với sách cần được diễn ra thường xuyên, hàng ngày để điều đó trở thành thói quen của trẻ.
Hy vọng bài viết của Goal Baby khiến ba mẹ nhận thấy tầm quan trọng của thói quen đọc sách, từ đó ba mẹ sẽ rèn luyện cho trẻ thói quen này để trẻ thông minh hơn!
nguồn: Vinmec
Ba mẹ tham khảo một số đồ chơi giải trí cho bé
Bộ cầu trượt gà con cho bé - Đồ chơi gỗ giải trí và vận động
- Bộ sản phầm gồm:
- gà con bằng gỗ (03)
- cầu nghiêng gỗ có thể điều chỉnh độ dốc (01)
- Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông, Tần bì, Xoan đào)
- Đồ chơi giải trí
CẦU TRƯỢT GÀ CON - chuyển động và âm thanh vui nhộn. Những chú gà con xinh xắn với chiếc mỏ đỏ nhỏ xíu trên đầu, lon ton trên chiếc cầu nghiêng sẽ khiến các bé thích mê
Cầu vồng xoay Montessori - Đồ chơi gỗ phát triển nhận thức
- Bộ sản phẩm gồm:
- cầu vồng xoay
- Chất liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ Thông)
- Đồ chơi giáo dục
- Độ tuổi: trên 6 tháng
- Bên trong có 2 viên bi tạo tiếng kêu mỗi khi xoay
- Hộp lục giác tròn 5 màu gắn trên trục xoay
Bé sẽ vô cùng thích thú muốn khám phá đồ chơi này, cầu vồng xoay 5 màu gồm: Màu xanh dương, đỏ, vàng, xanh lá cây, màu tự nhiên 🎱 bên trong có 2 viên bi mỗi khi xoay sẽ tạo ra âm thanh giúp bé rèn luyện thính giác và nhận biết màu sắc
Bộ cầu trượt nấm lật đật - Đồ chơi gỗ giải trí
- Tên đồ chơi: Bộ cầu trượt nấm lật đật
- Thể loại: Đồ chơi gỗ giải trí
- Độ tuổi khuyến nghị: từ 2 tuổi
- Chất Liệu: Gỗ tự nhiên(Gỗ thông, Tần bì, Xoan đào)
- kích thước ván: 9x10x45cm
Đồ chơi gỗ nấm trượt cầu thông minh giúp bé học tập và vui chơi. Đồ chơi trí tuệ nấm trượt cầu gỗ là món quà tuyệt vời dành cho bé từ 24 tháng tuổi trở lên. Với thiết kế thông minh, sản phẩm giúp bé rèn luyện kỹ năng tư duy logic và khả năng xử lí thông tin và học tập thông qua màu sắc của cây nấm